Nhập Tịch Cho Người Thân Ở Nhật

Được học tập và sinh sống tại Nhật là ước mơ của nhiều người, sau khi giấc mơ đầu tiên được hoàn thành, mọi người sẽ có thêm nhiều giấc mơ khác để thực hiện lý tưởng sống và được sinh sống, học tập, làm việc cùng gia đình mình tại Nhật, là một lý tưởng mà nhiều người luôn ao ước. Vậy làm cách nào để có thể nhập tịch cho người thân ở lại Nhật? để gia đình sum vầy và chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

Về visa đoàn tụ gia đình, đó là loại visa cấp cho vợ/chồng hoặc con của người đang lưu trú tại Nhật, theo một trong các tư cách lưu trú: visa lao động, visa du học, visa vĩnh trú, người có quốc tịch Nhật.

Đối tượng được xin visa

  • Những người trong gia đình và có quan hệ huyết thống, trong 3 đời thì mới được mời sang Nhật. 
  • Người có quốc tịch Nhật Bản, làm thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, con (con ruột lẫn con nuôi) hợp pháp là người Việt Nam sang Nhật Bản.

Trong một lần, bạn có thể mời 1 hoặc nhiều người thân sang Nhật cùng lúc.

Nếu là du học sinh, bạn phải học từ bậc Senmon (trường dạy nghề) trở lên và đã kết hôn được ít nhất 6 tháng. Còn các bạn có visa lao động diện kỹ sư, thì sau 6 tháng làm việc ở Nhật đã có thể thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, con.

Tiêu chuẩn xin nhập tịch

  • Sống ở Nhật liên tục trên 5 năm, có visa đi làm trên 3 năm.
  • Đủ 20 tuổi, có đầy đủ khả năng điều khiển hành vi nhận thức của mình theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có hành vi tốt, trước khi xin nhập tịch không vi phạm bất cứ chính sách nào, không tham gia phá hoại chính phủ Nhật Bản.
  • Khả năng tài chính đủ nuôi sống bản thân.

Ở trên chỉ là những tiêu chuẩn cơ bản xin nhập quốc tịch Nhật Bản, ngoài ra tùy vào trường hợp mỗi người mà các điều kiện kèm theo cũng thay đổi.

Nhập tịch cho người thân ở Nhật
Nhập tịch cho người thân ở Nhật

Điều cần chú ý sau khi người được bảo lãnh sang Nhật

Người được bảo lãnh có thể tự do sinh hoạt, đi lại và học tập tại các trường Nhật ngữ, trường đại học, trường dạy nghề… và không được phép làm việc kiếm tiền. 

Nếu như có nguyện vọng muốn đi làm thì phải đăng kí hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương. Đã có tư cách hoạt động ngoài cư trú, người được bảo lãnh có thể đi làm với dưới 28h/tuần và giới hạn loại hình công việc.

Luôn tuân thủ số giờ làm quy định, nếu làm quá giờ thì khi gặp phải đợt truy quét của cảnh sát/cục xuất nhập cảnh, dù có đóng thuế đầy đủ đi chăng nữa vẫn sẽ bị hình thức xử lý nặng nhất, là bị trục xuất khỏi Nhật.

Nếu người bảo lãnh có visa vĩnh trú hoặc là công dân Nhật, thì vợ/chồng có thể đi làm không giới hạn về thời gian, cũng như không xin tư cách hoạt động ngoài cứ trú.

Với những thông tin chia sẻ ở trên hẳn đã giúp cho các bạn du học sinh, lao động tại Nhật rõ ràng hơn về việc xin visa đoàn tụ, xin nhập quốc tịch Nhật cho người thân. Theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan tới định cư ở Nhật Bản để có sự chuẩn bị thật tốt nhé!